SEO Onpage là những công việc các bạn thực hiện tối ưu bên trong website của mình giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và thân thiện hơn với công cụ tìm kiếm google, đây là yếu tố then chốt giúp cho công việc SEO thành công. Còn những công việc SEO bên ngoài website thì được gọi là SEO offpage. Để triển khai SEO onpage thì các bạn cần có 1 website chuẩn SEO.
Sau đây là 7 yếu tố giúp các bạn SEO Onpage hiệu quả.
1. Keyword Domains
Đầu tiên là keyword domains, phần này mình đã có đề cập ở video 2 rồi nếu các bạn chưa xem thì có thể xem trên này. Về keyword domains thì sẽ có 2 lợi ích: Đầu tiên sẽ giúp khách hàng nhớ được tên miền của bạn hơn. Thứ 2 nó sẽ giúp google biết được cái web của bạn nói về lĩnh vực gì thông qua từ khóa tên miền.
Có một lưu ý là khi các bạn làm web thì các bạn cần nâng cấp từ http lên https thông qua việc đăng ký SSL, việc này sẽ giúp cho google nhận biết được độ bảo mật an toàn của người dùng khi họ truy cập vào một trang web. Đây cũng là một yếu tố cho google xếp hạng những từ khóa của trang web bạn trên những trang web của đối thủ không có đăng ký https.
2. Friendly URL
Yếu tố thứ 2 chính là URL. Thông thường các bạn cần phải làm sao cho URL của mình ngắn gọn và bắt đúng vào từ khóa mà các bạn đang SEO. Nếu các bạn làm SEO trên những bài viết Post thì mình khuyên các bạn nên đặt URL của mình theo cấu trúc keyworddomains.com/url-tu-khoa. Đây là một Demo các bạn có thể tham khảo để thực hiện tối ưu URL làm sao thân thiện với google.
3.Thẻ tiêu đề (Meta Tittle)
Yếu tố thứ 3 đó là thẻ tittle đó là tiêu đề của website. Thông thường các bạn sẽ nhằm tưởng tiêu đề mặc định là 55 ký tự nếu vượt quá 55 ký tự thì sẽ để dấu…Chính xác hơn thì google sẽ dựa vào pixel để cắt những tiêu đề quá dài ở trang tìm kiếm. Các bạn sẽ có khoảng 512 pixel để đặt tiêu đề giúp người dùng click vào website của mình.
Có một mẹo nhỏ giúp các bạn đặt tiêu đề đó chính là các bạn sẽ đưa từ khóa chính hoặc những từ khóa mà các bạn cần SEO đưa lên đầu để khi Bot google đọc vào tiêu đề của bạn thì nó sẽ bắt được ngay từ khóa chính hoặc là từ khóa mà các bạn cần SEO ở đầu tiêu đề.
4. Thẻ heading
Yếu tố thứ 4 đó chính là thẻ heading. Trong một trang web thì thường sẽ bố trí từ heading 1 đến heading 6. Các bạn lưu ý 1 cái quan trọng đó là trên một trang web thì chỉ có duy nhất 1 thẻ heading 1 thôi, phần còn lại là những thẻ heading 2 heading 3.
Heading 1 sẽ chứa từ khóa chính và bổ trợ cho thẻ tiêu đề. Ở heading 2 và heading 3 thì các bạn có thể chèn những keywords mở rộng, những key đồng nghĩa với key chính mà các bạn đang SEO.
5. Mục lục (Table of content)
Yếu tố thứ 5 đó là về phần mục lục (table of content). Đây là yếu tố giúp nâng cao trải nghiệm người dùng khi họ xem một bài viết. Giống như khi các bạn đi mua 1 quyển sách thì nó sẽ có phần mục lục để các bạn xem quyển sách đó. Các bạn quan tâm phần nào thì các bạn có thể click vào để các bạn xem luôn phần đó luôn. Phần này sẽ giúp nâng cao trải nghiệm người dùng ở trong bài viết đó cũng như hiển thị phần sitelink trên google nó sẽ giúp tăng %CTR của người dùng khi người dùng tìm kiếm từ khóa và website của bạn có phần sitelink ở bên dưới so với những đối thủ không có phần sitelink đó.
6. Bài viết chuẩn SEO
Tiếp theo là bài viết chuẩn SEO. Thứ nhất là bài viết đó phải đảm bảo không đi copy những bài viết khác, phải được viết mới và số lượng từ của bài viết sẽ giao động tầm 1000 đến 2000 từ đối với những từ khóa có độ cạnh tranh trung bình đến cạnh tranh cao. Bên trong bài viết cần phải bố trí những từ khóa làm sao cho phù hợp từ trên xuống dưới. Có nghĩa từ khóa của các bạn cần phải trãi đều từ trên xuống dưới và ưu tiên những từ khóa đồng nghĩa những từ khóa mở rộng của từ khóa chính mà các bạn đang SEO để giúp google hiểu hơn đa dạng về keyword mà các bạn đang SEO.
7. Tối ưu SEO hình ảnh.
Trong 1 bài viết thì các bạn cần có những hình ảnh để các bạn minh họa cho bài viết đó. Việc tối ưu SEO hình ảnh sẽ giúp cho khách hàng khi họ tìm bên phần hình ảnh thì nó sẽ xuất hiện hình ảnh mà các bạn đang SEO, ở đây sẽ có những lưu ý mà các bạn cần làm khi mà các bạn thực hiện SEO hình ảnh. Đầu tiên là các bạn đặt tên URL hình ảnh đó trùng với tên hình ảnh. Thứ 2 là thể ALT hình ảnh. Khi các bạn up ảnh lên website thì nó sẽ có phần đặt ALT thì các bạn cần đặt tên đúng với tên hình ảnh đó để giúp google hiểu được hình ảnh đó đang nói về vấn đề gì, tại vì google không thể nhìn vào hình ảnh mà nó biết được hình ảnh đó đang nói về vấn đề gì, thì nó sẽ thông qua những cái đó để hiểu được hình ảnh của bạn, thì nó sẽ đưa hình ảnh của bạn lên phần tìm kiếm của google hình ảnh.
Chào mọi người, mình là Thiện hiện tại mình đang là một SEO freelancer với mong muốn chia sẻ kiến thức cũng như tư vấn rỏ hơn những kinh nghiệm về SEO đến với các bạn SEO newbie cũng như khách hàng hy vọng sẽ giúp ích được cho mọi người trong việc nghiên cứu và triển khai các công việc liên quan đến SEO.